Huyền Vũ, Chu Tước, Thanh Long, Bạch hổ trong phong thủy


Đó chính là những khái niệm : Huyền Vũ, Chu Tước, Thanh Long, Bạch hổ. Những khái niệm này trong ứng dụng phong thủy được mô tả như sau:

thanh long bach ho chu tuoc huyen vu 1413962242 Huyền Vũ, Chu Tước, Thanh Long, Bạch hổ trong phong thủy
Huyền Vũ – biểu tượng bằng con rùa đen: Phương chính Bắc

Thanh Long – Biểu tượng bằng con rồng xanh lá cây. Phương chính Đông.

Chu Tước – Biểu tượng bằng con chim sẻ đỏ, hoặc phượng hoàng lửa. Phương chính Nam.

Bạch Hổ – biểu tượng bằng con hổ trắng: Chính Tây.

Những ứng dụng trong phong thủy thì Huyền Vũ – Rùa đen – là sơn nhà; Chu Tước là hướng nhà, Thanh Long bên trái, Bạch Hổ bên phải – bất luận nhà hướng nào thì những quy ước trên vẫn phải tuân thủ như một nguyên tắc trong phong thủy: Huyền Vũ phải nhô cao; Chu Tước phải quang đãng, sáng sủa – nếu tụ thủy gọi là cách “Minh đường tụ thủy” – thì rất tốt. Bạch Hổ phải uy vũ, ngắn hơn Thanh Long và nhô cao, Thanh Long phải uyển chuyển và vươn dài ôm lấy cuộc đất.

Nguyên lý lý thuyết để có quy định như trên về Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền vũ, Chu Tước được áp dụng trong thiết kế sân vườn điển hình của kiến trúc Nhà Sang như sau:

Huyền Vũ phương Bắc; Chu Tước phương Nam, thực tế với mọi phương hướng của ngôi gia thì Huyền Vũ được coi là sơn, Chu Tước thuộc hướng.

Con rùa chính là biểu tượng của nền văn hiến Việt ở thời sơ khai: “Vào thời vua Nghiêu, có sứ giả Việt Thường dâng con rùa lớn. Trên lưng có khắc văn Khoa Đầu, ghi việc trời đất mở mang”. Hình tượng chim Hạc (Lạc) đứng trên lưng rùa chầu tiên thánh, cũng là một biểu tượng khác xác định giá trị của nền văn minh Việt cổ.

Sự xác định Huyền Vũ chính là thực tại vũ trụ thì đối xứng với Huyền Vũ phương Bắc, chính là sự nhận thức của văn hóa, tri thức: Phượng hoàng lửa phương Nam.

Huyền Vũ là cái có trước – theo hệ quy chiếu “Dương trước, Âm sau” thì Huyền Vũ thuộc Dương, Chu Tước thuộc Âm. Chính vì Chu Tước thuộc Âm, nên sự tác động của Dương khí – nếu Âm Dương hài hòa thì Thủy sinh. Hiện tượng “minh đường tụ thủy” chính là biểu hiện của sự hài hòa Âm Dương.

Tương tự như vậy, Thanh Long – Bạch Hổ chính là trục Đông Tây của Địa cầu quay từ trái sang phải – nếu quán xét từ bên ngoài Địa Cầu và theo trục Bắc Nam – Nếu đứng từ trong ngôi gia mô hình chuẩn – tọa Bắc, triều Nam – thì trái Đất quay từ phải (Bạch Hổ) sang Trái (Thanh Long). Đương nhiên chiều tương tác của vũ trụ sẽ từ Đông sang Tây. Chính sự tương tác này làm nên mọi phát sinh và phát triển trên Địa Cầu , nên biểu tượng là Rồng – sức mạnh vũ trụ – thuộc Dương. Đó là lý do vì sao Tả Thanh Long có sông, ngòi, kênh rạch….lại là biểu hiện của Âm Dương hài hòa. Đối xứng với Thanh Long Dương là Bạch Hổ âm nên phải nhô cao, hơn Thanh Long và phải ngắn và hùng vĩ. Vì đã cực Âm thì phải là màu trắng (Dương) để cân bằng âm dương – gần như cấm tuyệt đối dùng non bộ màu đen, hoặc màu tối – trừ trường hợp đặc biệt.





Nguồn: Huyền Vũ, Chu Tước, Thanh Long, Bạch hổ trong phong thủy




Tags:
bạch hổ
chu tước
huyền vũ
nhà ở theo phong thủy
nội thất phong thủy
phong thủy cho nhà ở
phong thủy kiến trúc
phong thủy nhà cửa
phong thủy nhà Ở
phong thuy nha o theo tuoi
phong thủy nội thất
phong thủy trong nhà
phong thủy trong nhà ở
phong thủy nhà ở
thanh long
thuật phong thủy nhà ở
tư vấn phong thủy
xem phong thủy nhà
xem phong thủy nhà ở
xem phong thủy




Tìm kiếm liên quan:
bạch hổ
chu tước
huyền vũ
nhà ở theo phong thủy
nội thất phong thủy
phong thủy cho nhà ở
phong thủy kiến trúc
phong thủy nhà cửa
phong thủy nhà Ở
phong thuy nha o theo tuoi
phong thủy nội thất
phong thủy trong nhà
phong thủy trong nhà ở
phong thủy nhà ở
thanh long
thuật phong thủy nhà ở
tư vấn phong thủy
xem phong thủy nhà
xem phong thủy nhà ở
xem phong thủy

Nhận xét